Một số lưu ý khi trồng lan hồ điệp mà bạn nên biết
Ngày nay Có khoảng 60 loài lan hồ điệp đã được biết đến. Những loài thực vật này đã được lai tạo rộng rãi, và có hàng nghìn loài lai tạo, từ lan hồ điệp lai màu trắng cổ điển đến những cây tiểu cảnh giống như viên ngọc quý, với những đám mây màu vàng và những chùm hoa màu hồng kẹo.
Cuống hoa của những loài lan này mọc ra từ các khớp lá, hoặc nách lá, và thường ra nhiều nụ hoa, có thể nở từ một tháng trở lên khi được chăm sóc đúng cách. Hoa lâu tàn của chúng được giữ trên các cành cong và mở liên tiếp. Một cành hoa nhiều nhánh duy nhất có thể có hơn 20 hoa, và các bông hoa riêng lẻ có thể tồn tại trong nhiều tuần.
Ngắm cây đơm hoa khoe sắc là niềm vui của người yêu hoa – nhất là hoa Lan Hồ Điệp – một loài hoa đẹp nhưng cũng đòi hỏi chút “công phu” chăm sóc. Với một số lưu ý khi trồng lan hồ điệp dưới đây bạn sẽ thấy được việc này không quá khó nhưng cần một chút tỉ mỉ, thời gian khi chăm sóc. Cùng Vật Tư Cây Cảnh Biên Hoà tìm hiểu nhé.
Cách trồng hoa lan hồ điệp
Lan hồ điệp nếu biết trồng đúng cách thì cây phát triển khá tốt, dễ sống và cho hoa đẹp. Do vậy các khâu chuẩn bị rất là quan trọng mà khách hàng cần tìm hiểu khi chơi loại hoa này.
Cách trồng lan hồ điệp
Chọn giống hoa lan: Các vườn cây cho giống hoa lan hồ điệp hiện nay đều chọn cách ươm giống hoa. Ngoài ra, nếu bạn biết cách tận dụng từ lan hồ điệp hiện có ở nhà, các bạn có thể tách cây hoặc nhân giống từ những cây con.
Chọn cây giống lan hồ điệp tốt nhất nên chọn những cây có bộ rễ chắc chắn, lá cây bản to, xanh là thân cây chắc chắn. Như vậy, việc trồng cây sẽ tăng tỷ lệ sống hơn. Hạn chế những cây con yếu ớt, thân cây không chắc chắn và bộ rễ bị thối khi còn nhỏ.
Chuẩn bị Đất trồng lan hồ điệp: Sau khi đã chọn được cây giống hoa lan hồ điệp, bước tiếp theo là bước chọn giá thể trồng lan. Lưu ý, chọn giá thể trồng lan phải có đặc tính giữ nước, giữ độ ẩm tốt cho cây. Đây cũng là tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cây vườn ươm lan cũng như quá trình sinh trưởng thành phẩm.
Giá thể trồng lan cần phải tơi xốp, thoáng khí, giữ nước cũng như thoát nước tốt, kích thước không quá nặng. Do đó, một số giá thể trồng lan hồ điệp tốt nhất như đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than bùn, dớn trắng… Những giá thể này trước khi trồng cây cần phải loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Trồng lan hồ điệp vào chậu: Sau khi đã chuẩn bị cây non và giá thể trồng cây, tiến hành để phần giá thể như than củi, xơ dừa… lót dưới chậu, chỉ khoảng 1/3 lượng giá thể, sau đó lấy một lớp mỏng xơ dừa đã băm nhỏ cho vào chậu rồi đặt cây đứng với tư thế mong muốn.
Tiếp đến, cho tiếp phần xơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, vỗ xung quanh chậu cho xơ dừa xuống đều, giữ cây đứng đúng tư thế. Sau cùng tưới nước cho cây.
Sau khi trồng đặt chậu cây ở dưới giàn che, tưới nước và chăm sóc cho cây.
Xem thêm : một số giá thể trồng lan tại Biên Hoà
Một số lưu ý khi trồng lan hồ điệp
- Hồ điệp là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng. Cường độ ánh sáng thích hợp cho loài nằm vào khoảng 30%.Vì vậy, giàn che của bạn có độ che sáng 70% là phù hợp. Ánh sáng là yếu tố cần thiết để sinh trưởng và ra hoa, nên cần tránh đặt cây ở vị trí quá khuất nắng.
Cách trồng lan hồ điệp
- Hoa lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50 đến 80%. Nếu ở môi trường có độ ẩm thấp hơn, bạn có thể dùng màn che để hạn chế cây thoát hơi nước. Một biện pháp đề phòng thoát ẩm khác là giữ cây ở trong chậu có chứa sỏi hay đá cuội và nước tuy nhiên cần đảm bảo cây phải luôn ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng và người chăm cây nên thực hiện một cách cẩn thận
- Hồ điệp cũng là một loài lan đơn thân và không có giả hành để trữ nước. Mặt khác, lá cây thoát hơi nước nhiều và chúng sinh trưởng quanh năm (Không có ngủ đông). Vậy nên phải luôn cung cấp một lượng nước thường xuyên và đầy đủ cho cây. Và đặc biệt, không nên tưới cây vào buổi tối vì nước đọng trên cây sẽ dễ gây ra thối rữa.
- So với các loài hoa lan cùng loài khác, sự thông gió ở hoa lan hồ điệp là việc làm tối cần thiết nhất. Vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối rữa và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này.
Cách trồng lan hồ điệp
- Sự thông gió càng lớn thì cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan hồ điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan hồ điệp và không gian quanh chậu.
- Khi cây bị bệnh dẫn đến thối lá, rễ hay nấm, bạn phải cắt bỏ phần bệnh, rửa sạch với nước và phun Physan 20 cho cây. Lưu ý, nên thay thế ngày giá thể, chậu hay thậm chí là cọc giữ lan khi cây bị bệnh. Đối với giá thể là Viên đất nung thì có thể xử lí bằng nước sôi trong 30 phút là có thể tái sử dụng.
Lan hồ điệp được xem như là nữ hoàng của các loài hoa và cũng được nhiều người yêu thích vì mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Trồng và chăm sóc lan hồ điệp không hề khó, tuy nhiên bạn cần phải lưu ý đôi chút để có hướng chăm sóc phù hợp nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi Vật Tư Cây Cảnh Biên Hoà để được tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất nhé.