Cách trồng hoa lan cho người mới bắt đầu chơi lan
Vô tình bạn bắt gặp nét đẹp quyến rũ của vườn lan nhà ai đó hay bạn bị mê hoặc bởi 1 nhành lan đung đưa trước gió ở hiên nhà hàng xóm? Bạn muốn sở hữu những nhành lan tươi tắn, khoe sắc trong không gian sống của mình nhưng ngại chưa biết cách trồng lan đúng không? Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Bạn phân vân không biết nên chọn loại lan nào? Nên mua lan lớn hay nhỏ? Mới mua về thì chăm sóc như thế nào? Có thay chậu được ngay hay không? Cách trồng và chăm sóc hoa lan có dễ không? Nếu bạn đang suy nghĩ những vấn đề này thì đây đúng là bài viết dành cho bạn đấy! Cùng đọc kỹ bài viết để tìm câu trả lời nhé !
Các bước trồng hoa lan cho người mới bắt đầu
1.Chọn loại hoa lan
Chọn lan cho người mới chơi
Nếu như bạn mới bước vào thế giới của những người chơi lan thì bạn nên lựa chọn những loại lan dễ trồng để việc chăm sóc không đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu như đã trồng được một vài loại lan đơn giản rồi, bạn sẽ có hứng thú cũng như kinh nghiệm để thử những loại kén người trồng hơn.
Những loại lan dễ trồng được các chuyên gia đề xuất cho người mới học cách trồng lan là: lan Vũ Nữ, Dendro, Ngọc Điểm, lan Kiều, Quế Hương,… Tất cả các loại này đều có ưu điểm dễ trồng, cách chăm sóc đơn giản, hoa lại rất đẹp và giá cả phải chăng.
2. Chọn chậu trồng lan và lưới trồng lan phù hợp
Chọn loại chậu lan phù hợp
Dân gian có câu "Cây không chậu như hoàng hậu không ngai" nên khi bạn cần lựa chọn một loại chậu đẹp và phù hợp với Lan - "Nữ hoàng các loài hoa" để có thể đảm bảo sự phát triển tốt cho lan cũng như nâng cao nét đẹp của loài hoa này.
Tuy có chậu đẹp rồi nhưng bạn đừng quên chuẩn bị thêm túi lưới trồng hoa lan phù hợp với loại chậu bạn chọn nhé. Lưới sẽ có tác dụng không làm rơi đi những giá thể trồng lan để luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho lan
Xem ngay: Chậu trồng lan
3. Lựa chọn giá thể trồng lan
Lựa chọn giá thể trồng lan
Giá thể trồng lan là phần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Đây cũng là nơi giúp cây lan bám rễ để tạo nên sự liên kết vững chắc. Tùy theo từng dòng lan mà cần phải chọn loại giá thể phù hợp. Trong trường hợp cụ thể này với lan hồ điệp thì hãy tham khảo cách trồng hoa lan cùng những giá thể như xơ dừa, than củi hay gỗ lũa…
-
Giá thể xơ dừa thì cần ngâm trong nước vôi trong để loại bỏ tanin và các chất khác. Sau đó rửa sạch phơi khô và làm lại vài lần để giá thể đạt được trạng thái tốt nhất.
-
Giá thể than củi thì ngậm nước tốt nhưng giữ nước kém. Chúng ta cần cho chúng ngậm nước thật no trước, bằng cách ngâm vào chậu nước cho tới khi chúng chìm xuống.
Xem ngay: Giá thể trồng Lan
4. Đặt lan cẩn thận vào chậu.
Đây có thể nói là bước khác quan trọng trong việc trồng lan vì bạn phải cẩn thận lấy lan ra khỏi bầu nhựa khi mua về để cắt tỉa các phần rễ chết trước khi trồng vào chậu mới. Trong quá trình trồng bạn cần chú ý cho phần rễ già nhất xuống đáy chậu, những phần rễ non mới mọc đặt gần thành chậu và nhẹ nhàng cho giá thể vào chậu. Đặc biệt cần cố định cho lan sau khi đặt vào chậu bạn nhé.
Cách chăm sóc lan sau khi trồng
Chăm sóc cho hoa lan sau khi trồng
Lan là loài hoa có nguồn gốc từ rừng nên việc trồng và chăm sóc hoa lan cũng không khó khăn mấy nếu bạn trồng lan trong điều kiện thuận lợi cùng với hỗn hợp giá thể trồng lan chất lượng.
Một số yếu tố khá quan trọng khi bạn là lần đầu trồng và chăm sóc hoa lan: ánh sáng, lượng nước tưới, độ ẩm, giá thể trồng lan…
Vị trí đặt chậu hoa lan
Nên đặt chậu lan ở những nơi thông thoáng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trên lan
Tham khảo: Thuốc trị nấm cho lan
- Ánh sáng
+ Khi ánh sáng quá nhiều thân lan sẽ thấp lại, có hiện tượng khô thân, cây kém phát triển thậm chí có thể làm lá bị cháy, lan bị khô và chết khi ánh nắng quá gắt.
+ Khi ánh sáng quá ít hoặc yếu thì lan sẽ cố vươn cao để đón nắng và thân sẽ ốm và yếu, ít ra hoa và mau tàn.
+ Vì vậy để đảm bảo ánh nắng đầy đủ nhất cho lan phát triển bạn nên trồng và đặt lan ở hướng Bắc - Nam vì mỗi loài lan có khả năng chịu nắng khác nhau.
Phân bón
Là dưỡng chất khá quan trọng trong quá trình phát triển của lan. Vì khi cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì lan sẽ tươi tốt cùng những bông hoa to và ngược lại lan sẽ còi cọc, ít ra hoa khi thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, khi bạn sử dụng hỗn hợp trồng hoa lan thì bạn không cần tốn thêm chi phí để mua phân bón nữa .
Tham khảo: Phân bón cho lan
Tưới nước cho lan
Tưới nước cho lan
Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clo dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Xem ngay: Bình xịt tưới nước cho lan
Phòng trừ sâu bệnh
Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Hỗn hợp giá thể trồng hoa lan: Thay vì bạn sử dụng những loại giá thể trồng lan riêng rẽ thì bạn có thể sử dụng hỗn hợp giá trồng hoa lan.Vì đây là hỗn hợp các loại giá thể cần thiết cho việc trồng lan và còn có một túi phân bón tan chậm nên rất phù hợp với các bạn mới bắt đầu trồng và chăm sóc lan.
Trên đây là những kiến thức về cách trồng lan mà người mới bắt đầu cần trang bị. Nắm vững những thông tin này, chắc chắn bạn sẽ trồng và chăm sóc hoa lan một cách thuần thục. Hãy trồng một vài giò lan để điểm tô thêm không gian sống của bạn nhé! Chúc bạn và gia đình có những phút giây thư giãn bên vườn lan nhà trồng!
Xem thêm: Vật tư trồng lan tại Biên Hòa Đồng Nai