Cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ cho cây trồng


Phân bón hữu cơ hiện nay đang là sự lựa chọn ưu tiên cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ. Bởi lẽ những đặc điểm, lợi ích vô cùng quan trọng của nó. Ngày nay phân hữu cơ rất được khuyến khích sử dụng và đang dần thay thế phân bón hóa học. Để hiểu thêm về loại phân bón này, Vật tư cây cảnh biên hoà mời các bạn xem qua bài viết sau nhé.

Khái niệm phân hữu cơ

Phân bón hữu cơ là những loại phân bón có nguồn gốc hình thành từ chất thải gia súc gia cầm, tàn dư thân lá cây, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…

Phân bón hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ và được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung, cung cấp các loại vi sinh vật, chất mùn, chất hữu cơ cho đất đai và cây trồng.

phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ

Cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ cho cây trồng

Dựa vào nguồn phân hữu cơ được thành hai nhóm chính

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng)

  • Phân bón hữu cơ truyển thống (phân rác, phân xanh, phân chuồng,…)

1 . Phân bón  hữu cơ công nghiệp

Phân hữu cơ công nghiệp là một loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón hữu cơ có chất lượng tốt hơn so với việc bón nguyên liệu thô ban đầu. Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là: phân hữu cơ, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.

1.1 Phân hữu cơ chế biến

Phân hữu cơ chế biến là loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ với tiêu chuẩn như sau: ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%, hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%; hàm lượng đạm tổng số (Nst) không thấp hơn 2,5%.

Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến (phân compost, phân ủ dưới dạng công nghiệp,…) trong canh tác nông nghiệp hữu cơ rất đơn giản. Có thể sử dụng cho cả bón lót và bón thúc. Đó là những loại được chế biến từ những nguyên vật liệu có nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ.

  • Bón lót thì có thể bón theo hàng, bón vào từng gốc cây hay rải đều trên mặt đất rồi xới đất vùi xuống. Nếu sử dụng để bón lót khi làm đất trước gieo trồng thì có thể rải đều lên mặt đất.

  • Bón thúc: Nên bón theo chiều rộng của tán lá cây bằng việc đào rãnh hoặc rải đều trên mặt đất rồi cày vùi xuống đối với cây trồng lâu năm. Còn đối với cây trồng ngắn ngày thì chủ yếu bón thúc nên dùng sớm để có hiệu quả tốt hơn.

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Phân bón hữu cơ công nghiệp

1.2 Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh Là loại phân bón hữu cơ trong thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích ở nhiều nhóm: vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…

* Ưu điểm:

Bổ sung thúc đẩy giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón.

* Nhược điểm:

  • Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…) cho cây trồng, không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • Mỗi loại phân đều phù hợp với một nhóm cây trồng cụ thể và có hạn sử dụng riêng. Ví dụ: phân vi sinh cố định đạm chỉ phù hợp để bón cho nhóm cây họ đậu,…

  • Tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ vì vi sinh vật cũng cần phải chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nên cần phải bón bổ sung lượng phân bón hữu cơ để làm thức ăn cho chúng.

1.3 Phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn thêm một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp…) phơi khô, nghiền nhỏ và ủ tự nhiên.

 Ưu điểm:

Hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.

* Nhược điểm:

Bón thời gian lâu sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.

1.4 Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật có ích hoặc các tác nhân sinh học khác. Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp…) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với vi sinh vật có tuyển chọn.

Tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học như sau: Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%; Ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%; hàm lượng Nts không thấp hơn 2,5%; hàm lượng axit humic (đối với phần chế biến từ than bùn) không thấp hơn 2,5% hoặc tổng hàm lượng các chất sinh học (đối với phần chế biến từ nguồn hữu cơ khác) không thấp hơn 2,0%.

* Ưu điểm:

  • Cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng

  • Dùng được cho mọi giai đoạn của cây trồng

  • Giúp cải tạo các đặc tính hóa – sinh – lý của đất, bổ sung một lượng lớn Humin, acid Humic, chất mùn,…ngăn chặn rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải độc tố trong đất và ngăn chặn xói mòn đất.

  • Cung cấp các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích. Tăng hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất.

  • Cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh.

* Nhược điểm:

So với các loại phân bón khác giá thành thường cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

1.5 Phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể như sau: hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15%; ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 30%; mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 106 CFU/g.

* Ưu điểm:

  • Cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất, bổ sung đủ các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây trồng. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành dễ hấp thu, ký sinh, vi sinh vật đối kháng,…

  • Giúp kìm hãm, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh trong đất, nâng cao đề kháng cho cây trồng.

* Nhược điểm:

So với phân bón hữu cơ sinh học có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn.

2 . Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân bón hữu cơ truyền thống

Đây là phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải, bùn…, và được ủ theo những phương pháp truyền thống. đối với nhóm phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới nên sử dụng. Bạn có thể sử dụng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, tăng hiệu quả sử dụng.

Sử dụng loại phân truyền thống này đạt hiệu quả nhất khi bón lót vào đất, trước khi trồng cây 15 ngày. Vì loại phân này phân hủy chậm, tan lâu nên cần bón trước vào đất, đợi 15 ngày để các chất dinh dưỡng tan trong đất cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn. Khi bón bạn có thể rải theo hàng, bón vào trong hố, xới đất lên trộn lên hoặc xới đất lên rải khắp bề mặt rồi lấp đất lại.

Xem thêm: Phân bón cho cây trồng tại Biên Hòa

Tóm lại, chúng ta cần có một kỹ thuật bón phân hữu cơ cho hợp lý, để rễ cây có thể hấp thụ được, dinh dưỡng không bị nước mưa hay nước tưới rửa trôi một cách lãng phí. Nếu như có vấn đề gì không hiểu hay có góp ý để bài viết hoàn thiện hơn, hãy liên hệ ngay với vật tư cây cảnh biên hoà  theo thông tin dưới đây